1. Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất
Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT
Tải Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất TẠI ĐÂY
giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Có thể bạn quan tâm?
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất
Hộ kinh doanh là gì? 5 quy định về hộ kinh doanh cần NẮM RÕ
2. Cách điền giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Để giúp bạn dễ dàng ghi các thông tin trên mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng mục bạn có thể tham khảo.
Phòng Tài chính – Kế hoạch: Ghi rõ Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. Ví dụ: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Tôi là: Ghi rõ họ và tên của người đăng ký hộ kinh doanh. Lưu ý: Viết bằng chữ in hoa
Mã số thuế cá nhân (nếu có): Ghi mã số thuế của người đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không nhớ có thể thực hiện tra cứu MST hộ kinh doanh
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Đánh dấu X vào ô tương ứng với loại giấy tờ pháp lý cá nhân mà người đăng ký đang sử dụng.
Tên hộ kinh doanh: Ghi đầy đủ tên của hộ kinh doanh (Lưu ý: Tên của hộ kinh doanh phải đặt đúng theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Ngành, nghề kinh doanh: Điền ngành nghề kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh có quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020;
Trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, hộ kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện mới được phép kinh doanh.
Mã ngành:
Đối với ngành, nghề kinh doanh chính: Điền tên ngành và mã ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Đối với các ngành, nghề kinh doanh khác: Điền tự do (free text) và không cần ghi mã ngành cấp bốn.
Ngày bắt đầu hoạt động:
Trường hợp hộ kinh doanh dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì không cần kê khai nội dung này
Trường hợp hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau ngày bắt đầu hoạt động đã kê khai thì ngày bắt đầu hoạt động là ngày hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: Đánh dấu X vào ô tương ứng với chủ thể thành lập hộ kinh doanh.
Thông tin về các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh: Chỉ kê khai khi chủ thể thành lập hộ kinh doanh là các thành viên hộ gia đình và kê khai cả thông tin của chủ hộ tại Bảng này.
Chủ hộ kinh doanh (ký và ghi họ tên): Chủ hộ kinh doanh ký xác nhận
Điểm mạnh của hộ kinh doanh là tính linh hoạt và đơn giản trong thủ tục đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên khi quy mô kinh doanh phát triển, nhu cầu quản lý vận hành có thể trở nên phức tạp hơn.
Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp giảm bớt chi phí nhân sự, tiết kiệm thời gian trong việc quản lý tồn kho nguyên vật liệu, tính tiền in bill. Từ đó giúp chủ hộ kinh doanh tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Phần mềm quản lý doanh thu bán lẻ MISA eShop
3. Giải đáp một số thắc về giấy đăng ký hộ kinh doanh
Nộp giấy đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hộ kinh doanh đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh và có thể nộp hồ sơ theo 2 phương thức sau:
Đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ gồm những gì?
Để đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì cần chuẩn bị đủ các hồ sơ, giấy tờ sau:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp những loại thuế nào?
Sau khi hộ kinh doanh cá thể được thành lập thành công thì sẽ phải nộp 3 loại thuế được quy định rõ như sau:
Thuế môn bài được chia làm 6 bậc theo mục I: Thông tư 96/2012/TT-BTC của bộ tài chính.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được quy định cho hộ kinh doanh cá thể tại Công văn 763/BTC-TCT vào thời gian 16/01/2009.
Thuế thu nhập cá nhân được tính và căn cứ tại Quyết định 16334/CT-QĐ vào ngày 30/12/2008.
Thuế khoán hộ kinh doanh thường có các mức quy định theo nhóm ngành nghề và việc kê khai thuế có thể bị sai sót nếu chủ hộ kinh doanh không theo dõi sát sao doanh thu, nắm được các giao dịch bán hàng.
Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp giúp tự động hóa quy trình tính toán thuế dựa trên doanh thu và các thông tin liên quan giúp giảm thiểu sai sót trong việc kê khai thuế và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của cơ quan thuế. Tham khảo giải pháp quản lý bán hàng cho hộ kinh doanh TẠI ĐÂY.
Trên đây là mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất mà MeInvoice chia sẻ cho bạn đọc. Mẫu giấy đề nghị đăng ký này là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu khi đăng ký hộ kinh doanh, vậy nên đừng quên đem theo cùng với những loại giấy tờ cần thiết khác. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ thêm tới những bạn đọc khác nữa nhé.
Ngoài ra, phần mềm hóa đơn điện tử MISA MeInvoice ra đời đã đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn điện tử tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính với nhiều tính năng ưu việt. MISA MeInvoice hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78 một cách dễ dàng nhất.
Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể đăng ký nhận thông tin tư vấn bằng cách click vào nút dưới đây và để lại thông tin liên lạc cho chúng tôi, bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất (Tối đa 30 phút sau khi nhận được thông tin yêu cầu của bạn).
Bình luận