0972986583
Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy , Hà Nội

10 Bước Kinh Doanh Nội Thất Thành Công Với Moma Marketing

10 Bước Kinh Doanh Nội Thất Thành Công Với Moma Marketing

Cửa hàng nội thất cung cấp các sản phẩm nội thất trưng bày và trang trí cho ngồi nhà, văn phòng, quán,... Nội thất thể hiện phong cách của ngôi nhà, nơi làm việc hay có thể là tính cách của con người. Bạn có thể kinh doanh nội thất trong nước, các mặt hàng tự thiết kế, bản thiết kế mẫu được rao bán hay các mặt hàng nội thất nhập ngoại,.... Các mặt hàng trong cửa hàng nội thất thường là: bàn, ghế, tủ, kệ,... Một số cửa hàng nội thất chuyên thiết kế các sản phẩm cao cấp. Tùy các mặt hàng nội thất mà cửa hàng sẽ hướng đến khách hàng mục tiêu, phân khúc khách hàng khác biệt.

Kinh doanh nội thất có tính rủi ro cao và nguồn vốn đầu tư lớn. Cửa hàng nội thất cũng phải cạnh tranh với nhiều nhà bán lẻ, chuỗi phân phối nội thất từ đại lý có giá cạnh tranh,... Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kinh doanh thành công cửa hàng nội thất. Nếu bạn nắm rõ các bước và có chiến lược, kinh nghiệm thì cơ hội phát triển của ngành này vẫn rất cao bởi tính đa dạng và những lợi ích thực tế mà nó đem lại.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh nội thất cho người mới bắt đầu
2.1. Nên kinh doanh loại nội thất nào?
Mặc dù có thể khách hàng luôn có nhu cầu mua sản phẩm nội thất. Tuy nhiên bạn nên chia các phân khúc khách hàng mục tiêu để việc kinh doanh và chăm sóc khách hàng dễ hơn. 

Nên kinh doanh loại nội thất nào

Nên kinh doanh loại nội thất nào

Bạn có thể chọn kinh doanh nội thất nhập khẩu nhưng chi phí đầu tư sẽ cao hơn. Ở Việt Nam, một số cửa hàng chọn làm đại lý phân phối cho các hãng sản xuất nổi tiếng ở nước ngoài như Ikea. Bạn cũng có thể chọn kinh doanh nội thất trong nước. Nội thất trong nước có giá mềm hơn và phù hợp với đại đa số người dùng Việt Nam. Khi kinh doanh nội thất cũng nên tập trung vào vật liệu và công nghệ sản xuất, nên lựa chọn vật liệu dễ vệ sinh và công nghệ tân tiến, chất lượng tốt. Tùy vào quy mô cửa hàng và phân khúc khách hàng mục tiêu bạn hướng đến rồi chọn loại nội thất kinh doanh.

2.2. Xác định xu hướng kinh doanh đồ nội thất
Nhiều người cho rằng ý tưởng kinh doanh nội thất khó thành công bởi lẽ mẫu mã và kiểu dáng vì các sản phẩm khá giống nhau. Nhưng thực tế các sản phẩm nội thất có nhiều thiết kế sáng tạo, màu sắc theo trend, cập nhật theo thời gian và thường xuyên đổi mới, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các đồ dùng nội thất ngày càng tiện dụng hơn, thiết kế đơn giản, tiết kiệm không gian tối đa cho ngôi nhà hoặc văn phòng làm việc. Ngày nay, việc trang trí và cải tạo phòng, nhà sao cho hài hòa đang rất thịnh hành nên kinh doanh đồ nội thất là thị trường có tiềm năng phát triển mà mở rộng.

Khi lựa chọn kinh doanh cửa hàng nội thất bạn phải luôn cập nhật để nắm bắt xu hướng, đổi mới vì các sản phẩm nếu lỗi mốt sẽ khó thanh lý. Nội thất có giá trị từ thấp đến cao nên không nên chạy theo xu hướng quá nhiều nếu không muốn bị tồn kho.

Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh và mở cửa hàng giấy dán tường

2.3. Xác định thị trường mục tiêu
Trước khi kinh doanh lĩnh vực gì cũng cần đánh giá thị trường và xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu. Nhu cầu và chi phí khách hàng sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm là bao nhiêu? Sau khi xác định rõ mới định hướng chiến lược kinh doanh và quyết định thuê mặt bằng kinh doanh cho phù hợp.

Thị trường mục tiêu nội thất

Thị trường mục tiêu nội thất

Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu để nắm tình hình và độ phát triển của ngành nội thất ở Việt Nam như thế nào? Thị trường có phù hợp để mở cửa hàng nội thất không và cạnh tranh như thế nào? Nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất của khách như thế nào? Mặt hàng chủ yếu để kinh doanh cho đối tượng khách hàng này là gì?
Nếu cửa hàng mở ở khu vực dân cư có thu nhập trung bình thì đồ nội thất thiết thực sẽ thu hút người lao động, sinh viên,... Ngược lại, cửa hàng nội thất ở các trung tâm thương mại cao cấp có thể thu hút phân khúc những người có thu nhập cao, hay các cửa hàng, văn phòng làm việc thường xuyên mua đồ nội thất trưng bày, trang trí.

2.4. Tính toán chi phí mở cửa hàng đồ gỗ nội thất
Khi khởi nghiệp, một số người phải đi vay, một số người sử dụng vốn tích lũy và vay một ít. Để mở cửa hàng nội thất, bạn cần chuẩn bị kế hoạch chi phí và nhập hàng để hoạt động kinh doanh ổn định hơn. Thực tế, nguồn vốn cần có phụ thuộc vào các yếu tố:

Quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có (vốn, mặt bằng)
Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh
Chi phí tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên cho cửa hàng: Khi làm chủ kinh doanh, chúng ta sẽ không có đủ thời gian gian quản lý và làm mọi việc trong cửa hàng. Bạn có thể thuê nhân viên bán hàng, nhân viên sửa chữa, nhân viên vận chuyển, nhân viên thiết kế,... 
Chi phí cho sản phẩm nhập xưởng, tự sản xuất hay nhập đồ ngoại
Chi phí tồn kho, chi phí trang trí
Mua sắm trang bị thiết bị dụng cụ cần thiết, xe chở hàng,…
Phần mềm quản lý bán hàng
Camera giám sát
Thuê địa điểm kho để chứa sản phẩm, hàng hóa (nếu cần)
Chi phí mở cửa hàng nội thất

Chi phí mở cửa hàng nội thất

Tùy thuộc nhiều yếu tố để có thể hạch toán chi phí mở cửa hàng đồ gỗ nội thất chính xác. Nhìn chung, bạn sẽ cần khoảng 200.000.000 VNĐ - 500.000.000 VNĐ để mở cửa hàng.

Các loại thuế cần đóng: Sau khi cửa hàng nội thất đi vào hoạt động thì chủ kinh doanh cần tiến hành đóng các loại thuế theo quy định pháp luật: 

Thuế GTGT 
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế môn bài
2.5. Tìm nguồn nhập đồ nội thất chất lượng
Để hạn chế rủi ro thấp nhất, trước khi kinh doanh cửa hàng nội thất bạn phải nâng cao hiểu biết về sản phẩm của cửa hàng sẽ bày bán. Bạn nên biết phân biệt những sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, chất liệu kém, hàng loại 2, loại 3, hàng nhập ngoại,... Khi nhập hàng, vẫn có nhiều người gặp phải những lô hàng hỏng hóc khi lưu kho hay giá nhập cao hơn giá bán thị trường. Để tránh các rủi ro và trường hợp trên, bạn nên học hỏi kiến thức và kinh nghiệm để không bị nguy cơ lỗ vốn, phá sản cửa hàng.  Bạn nên khảo sát và xác định rõ các tiêu chí như thành phần dân cư, thu nhập bình quân và mức sống tại khu vực muốn mở cửa hàng nội thất. Sau đó, hãy xác định đối tượng khách hàng bình dân hay cao cấp rồi mới nhập hàng tương ứng. Nếu đã định hướng cụ thể nguồn hàng thì sẽ dễ tính nguồn vốn cần đầu tư ban đầu và các chi phí phát sinh, giá bán,…

Nguồn nhập đồ nội thất chất lượng các bạn có thể tham khảo:

Xưởng sản xuất nội thất trong nước, cơ sở phân phối các sản phẩm nội thất toàn quốc.
Nguồn nhập đồ nội thất chất lượng

Nguồn nhập đồ nội thất chất lượng

Đồ nội thất nước ngoài cung cấp từ Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan,...
Sau khi nhập hàng về bán, bạn cũng cần xây dựng uy tín, độ tin cậy cho thương hiệu nội thất cửa hàng. Khảo sát khách hàng xem sản phẩm nội thất có đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực tế hay không. Bổ sung các mẫu và thiết kế nội thất mới để đa dạng hóa danh mục các sản phẩm nội thất bày bán.
Nguồn hàng uy tín và chất lượng nên xem xét các yếu tố:

Giá trị và chất lượng đồ nội thất được cung ứng
Đối tác cung cấp nguồn hàng nội thất
Chính sách giữa cửa hàng của bạn và bên cung ứng 
Sự sáng tạo của các loại sản phẩm
Khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nội thất
Bên cạnh đó, cung cấp thêm phụ kiện trang trí nội thất độc đáo, tư vấn phong cách và dịch vụ trang trí cho khách hàng để tăng trải nghiệm cho khách hàng. Gợi ý cho cửa hàng là có thể mở rộng thêm dịch vụ đưa ra giải pháp tư vấn thiết kế, thi công và lắp đặt nội thất cho khách. Hỗ trợ đúng khách hàng trong các vấn đề phát sinh khi lựa chọn đồ nội thất cho văn phòng, gia đình, công ty, doanh nghiệp sẽ làm tăng niềm tin của khách hàng.

2.6. Bảo hiểm cho cửa hàng trang trí nội thất
Mở cửa hàng nội thất sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư và bảo quản. Vậy nên, để an toàn trong quá trình hoạt động, bạn nên mua bảo hiểm cho cửa hàng. Có các gói bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ tài sản của cửa hàng khi phát sinh rủi ro ngoài ý muốn:

Bảo hiểm cho quá trình vận chuyển hàng hóa đến khách hàng. Trong quá trình vận chuyển có thể bị va đập hay ảnh hưởng khách quan từ thời tiết,...
Bảo hiểm giúp bảo vệ doanh nghiệp về mặt pháp lý, chi phí hóa đơn nếu khách hàng bị thương khi ở trong cửa hàng nội thất.
Bảo hiểm tài sản của cửa hàng khỏi tổn thất khi lưu kho, tồn kho, trường hợp xảy ra hỏa hoạn, bão lũ, thiên tai, bị trộm cắp,...
Bảo hiểm y tế cho nhân viên: Cửa hàng nội thất sẽ cần nhiều công việc như thiết kế, thi công, vận chuyển đồ nội thất. Dù tỷ lệ thấp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Công việc nào cũng cần mua bảo hiểm y tế, đặc biệt là kinh doanh cửa hàng nội thất.

Kinh doanh nội thất không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm chất lượng, mà còn yêu cầu chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng và quản lý mối quan hệ khách hàng hiệu quả. Với Moma Marketing, bạn có thể tối ưu hóa quy trình kinh doanh qua 10 bước sau:


1. Tổng số truy cập

Sử dụng các nền tảng như Facebook, Zalo, Google Ads, TikTok và các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki) để thu hút lượt truy cập vào website hoặc cửa hàng của bạn. Moma Marketing giúp bạn tạo website miễn phí, tối ưu hóa để tăng lượng truy cập từ nhiều nguồn.


2. Tổng số khách hàng

Từ lượng truy cập, chuyển đổi khách hàng tiềm năng bằng các chiến lược:

  • Form đăng ký tư vấn.
  • Gọi hành động (CTA) thu hút.
  • Ưu đãi giảm giá.
    Quản lý toàn bộ thông tin khách hàng bằng CRM tích hợp của Moma.

3. Hẹn gặp khách hàng

Sử dụng các công cụ trong Moma để tạo lịch hẹn tự động hoặc gửi thông báo qua email và tin nhắn. Giai đoạn này giúp bạn xây dựng mối quan hệ cá nhân hóa, nâng cao tỷ lệ phản hồi từ khách hàng.


4. Tỷ lệ chuyển đổi

Đảm bảo các cuộc trao đổi với khách hàng tập trung vào việc giải quyết nhu cầu nội thất của họ, từ đó tăng khả năng chốt đơn. Công thức 10+2 của Moma hướng dẫn cách tối ưu từng cuộc trò chuyện để đạt hiệu quả cao nhất.


5. Chốt đơn

Sau khi tư vấn, việc chốt đơn là yếu tố quan trọng. Moma Marketing hỗ trợ tạo hóa đơn tự động, thanh toán tiện lợi và xử lý đơn hàng nhanh chóng.


6. Chăm sóc khách hàng (30 ngày không trao đổi)

Sau khi bán hàng, tiếp tục chăm sóc khách hàng thông qua:

  • Gửi lời cảm ơn.
  • Cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
  • Giới thiệu ưu đãi đặc biệt cho lần mua sau.

7. Upsale & Downsale

Tận dụng cơ hội bán thêm (upsale) hoặc bán các sản phẩm giá thấp hơn (downsale) để gia tăng doanh thu. Ví dụ:

  • Đề xuất phụ kiện nội thất phù hợp với sản phẩm đã mua.
  • Đưa ra combo khuyến mãi trong thời gian giới hạn.

8. Xin lời giới thiệu

Hãy nhờ khách hàng hài lòng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến bạn bè, người thân. Hệ thống Moma giúp bạn thu thập đánh giá và phản hồi dễ dàng.


9. Doanh số

Khi các bước trên được thực hiện nhất quán, doanh số sẽ gia tăng ổn định. Công thức 10+2 của Moma giúp bạn tối ưu hóa toàn bộ quy trình, từ tìm kiếm khách hàng đến giữ chân họ.


10. Lợi nhuận

Tăng lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào doanh số mà còn đến từ việc tối ưu chi phí. Moma Marketing cung cấp các giải pháp hiệu quả chi phí, giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh.


Kết luận

Áp dụng công thức 10+2 của Moma Marketing giúp doanh nghiệp nội thất không chỉ tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả mà còn quản lý mối quan hệ khách hàng một cách bền vững. Hãy để Moma.vn trở thành đối tác đồng hành trong hành trình phát triển kinh doanh của bạn!

Tạo website bán hàng nội thất miễn phí tại đây

Bình luận

Sản phẩm Affiliate hoa hồng cao bán chạy

Sản phẩm mới

SIRO GIẢM BÉO 10 DAYS DIET MP1

SIRO GIẢM BÉO 10 DAYS DIET MP1

Chi tiết

71 Lượt mua

Khách hàng đã tạo website

X

Liên hệ

Tin tức nổi bật

G

HỖ TRỢ